Gần đây, mình nhận được rất nhiều câu hỏi về đi du học sung sướng không, có muốn ở lại không, có định về Việt Nam không. Từ những anh chị em, bạn bè, những người đang định cho con đi du học, những người muốn đi định cư nước ngoài, những bạn trẻ đang học ở Việt Nam, … Mình luôn trả lời rằng, không, ở Việt Nam vui hơn, sướng hơn rất nhiều, ở Việt Nam cái gì cũng có,có bố có mẹ, có gia đình, có nhiều người yêu thương, có cùng tiếng nói, cùng cộng đồng, tại sao cứ chê đất nước mình và nghĩ ở nước ngoài sung sướng, kiếm cách mà ở lại đó luôn???? Hầu như những người nhận được câu trả lời này của mình đều bất ngờ.

18 tuổi, lần đầu tiên đi máy bay một mình, đi xa nhà với 1 chiếc vali và chẳng có mấy đồ đạc sử dụng được cho cuộc sống sau này. Để nói về lúc ấy, chỉ có thể nói, là không hề chuẩn bị gì, từ tâm lý đến đồ dùng, một ngày tháng 9 bố mẹ hỏi con đi du học không, và 1 tháng sau, ngày 26 tháng 10,  chỉ bốn ngày sau ngày ông ngoại mất, một mình ra đi trong nỗi nhớ thương. Chuyến bay ấy của Vietnamairline, mình đã không khóc, không lo lắng lắm, vì có chuẩn bị chút tinh thần nào đâu mà lo, chỉ tràn ngập nỗi buồn nhớ thương ông ngoại đột ngột ra đi.

25 tuổi, sau khi bay qua rất nhiều nơi, mình đã rút kinh nghiệm và mang được những đồ cần thiết hơn cho hành trình du học tiếp theo, mình lo lắng hơn, sợ hãi hơn, có lẽ khi càng lớn, người ta càng lo sợ nhiều hơn. Chuyến bay năm 25 tuổi cũng dài hơn mọi chuyến bay trước đây mình từng bay. Mình chưa bao giờ hối hận về việc đi nước ngoài học tập, dù mình bị tổn thương rất nhiều, rất rất nhiều, và hiện tại, mình cũng đang trải qua một quãng thời gian cực kì khó khăn nhưng cuộc sống ở nước ngoài đã làm mình lớn khôn nhiều lắm.

Chuyện học hành

Chuyện quan trọng nhất, khó nhất, mang lại nhiều mồ hôi công sức, nước mắt nhất. Những ngày đầu lên trường, chẳng hiểu thầy cô đang nói gì. Đến khi hiểu được rồi, có lúc lại chạnh lòng tự nghĩ, mình đang làm gì ở nơi này nhỉ, tương lai mình sẽ trôi về đâu, mình nên tiếp tục học không hay dừng lại. Có lúc trước kì thi, hay ngày phải gặp giáo sư, chỉ muốn trốn luôn, không xuất hiện nữa, mồ hôi run run, làm sao có thể qua được đây.

Chuyện tình yêu

Cái này hầu như ai cũng trải qua thời kì nước mắt rơi như mưa như gió, nhiều khi không biết trời đang mưa hay do nước mắt ướt đẫm như nước mưa. Long distance relationship, chênh lệch múi giờ, không đủ thấu hiểu và chia sẻ, chỉ có thể nghe bài Chiếc khăn gió ấm (bài hát huyền thoại 10 năm trước mà du học sinh nào cũng thuộc lòng). Yêu người bản xứ, hoặc một người bạn ở nước ngoài thì sao, lại một con đường chông gai khác, khi chẳng biết tương lai sẽ ra sao, tình yêu thế nào là đủ lớn, làm sao để bên nhau, đúng người sai thời điểm là thế nào. Khủng khiếp là, khi bạn cô độc nơi xứ người, bạn mất đi người ở bên bạn, bạn chẳng còn tí động lực nào để tiếp tục sống ở nơi buồn chán đó, lúc đó lại nghĩ quẩn, không đâu bằng nhà mình, có bố mẹ bạn bè yêu thương, có chia tay cũng không đáng sợ. Ở một mình, chia tay là một đáng sợ đến mức rùng mình, nhiều ngày trời bạn khóc như mưa, anh ấy cũng không đến, gia đình bạn bè không cưu mang được bạn, bạn có đủ vững tâm lí không.

Bệnh tật

Ở 1 mình, học hành vất vả, chia tay tình yêu đáng sợ, nhưng cái đáng sợ nhất là bệnh tật. Ốm nhẹ đã tủi thân, vậy mà hôm qua, mình nghe tin có 1 em du học sinh Nga bị ung thư bạch cầu, giờ yếu đến mức bác sĩ không cho đi máy bay về Việt Nam, bố mẹ về hưu, giờ buộc phải bán nhà sang chăm con. Những bố mẹ ở nông thôn nghèo, mình đi nước ngoài còn vất vả, các bác hơn 60 tuổi, giờ lẫm chẫm từng bước sang học từng con chữ tiếng Nga để đi bệnh viện cùng con, để chăm con, để cứu con mình. Sau khi tìm hiểu kỹ và nhận được sự tư vấn của các y bác sĩ, em sẽ chính thức bắt đầu đợt hóa trị đầu tiên vào ngày 21/05/2018 tại bệnh viện số 40, Mátxcơva. Khoảng thời gian điều trị dự kiến của em là 2 năm rưỡi, trong khoảng thời gian đó em phải trải qua các đợt hóa trị, xạ trị và cuối cùng sẽ thay tủy. Chi phí cho một đợt hóa trị, xạ trị là khoảng hơn 200 ngàn rúp (75 triệu VNĐ), chi phí để thay tủy dự kiến gần 70 ngàn USD (1,5 tỷ VNĐ). Tổng phí chữa trị dự kiến cho em trong vòng 2 năm rưỡi sẽ là 3 tỷ VNĐ. Bên cạnh đó gia đình em sẽ phải chi trả một khoản tiền lớn các thủ tục Visa, chi tiêu ăn ở của ba mẹ trong khoảng thời gian em được điều trị tại Nga.

Bài viết này của mình, vừa để nói lên nỗi lòng du học xa xứ rất khó khăn, vừa để kêu gọi giúp em Minh Anh, một em mình không hề quen biết, nhìn em lại thương thân phận của mình, mà cố gắng, muốn giúp em gì đó,  mình đăng kèm đơn kêu gọi và số tài khoản ủng hộ em, mọi chi tiết có thể liên hệ https://www.facebook.com/bantinmaditv/ , trang facebook chính thức của lưu học sinh Việt Nam đang du học tại Nga Nga, hoặc bạn Nguyễn Như Bảo, nghiên cứu sinh tiến sĩ, Phó bí thư đoàn thanh niên tại Liên Bang Nga https://www.facebook.com/bao.nguyennhu Điện thoại liên hệ gia đình Minh Anh, số điện thoại tại Nga: +79031726833 (Bố của bạn Minh Anh: Bác Hồng)

Mọi đóng góp ủng hộ, giúp đỡ của các nhà hảo tâm xin được liên hệ trực tiếp qua số điện thoại bên dưới, hoặc ghi rõ thông tin và vui lòng gửi về:
– Tại LB Nga:
Số tài khoản: 4276380130537934
Ngân hàng: Sberbank (Сбербанк)
Chủ tài khoản: Anh Cong Pham (Ань Конг Фам)
Số điện thoại: +79680866118

– Tại Việt Nam:
Số tài khoản: 0861000018355
Ngân hàng: Vietcombank – Chi nhánh Thành Vinh
Chủ tài khoản: Le Thi Thu Huyen
Số điện thoại: 0943045533

Khi chuyển khoản mong mọi người ghi rõ chú thích: Họ và Tên – Đơn vị/Cơ quan công tác – Ủng hộ Minh Anh (Ghi bằng tiếng Việt không dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Link cập nhật Danh sách tấm lòng nhân ái ủng hộ Du học sinh Nguyễn Đình Minh Anh: https://docs.google.com/spreadsheets/d/1evyGe7pM9hYpjXtI9JVRe5zX_GlWxBOgZAs-foKbELw/edit#gid=0

Một lời kết nhỏ

Vậy đấy, đi du học, cơ hội nhiều, nhưng đau khổ khó khăn chẳng ít. Nhưng để nói màu hồng, hoàn toàn không. Có những ngày mở mắt là toàn một màu xám, có những ngày ăn cơm không cần muối, vì nước mắt đã đủ mặn, có những ngày chẳng biết sẽ đi đâu về đâu. Nên, ở nước ngoài sướng hay không, mình nghĩ là không. Chẳng đâu bằng nhà mình, dù Việt Nam có ô nhiễm khói bụi, thực phẩm bẩn, đầy tệ nạn xã hội, nhưng luôn ấm lòng, chứ không phải là một sự lạnh lùng cô đơn nơi xa xứ. Cái cảm giác đặt chân xuống sân bay Nội Bài, tự tin vươn vai, VỀ NHÀ THÔI, nó thật sự rất khác cảnh balo trên vai, cũng ở Nội bài, mà lại lo lắng, lại một hành trình dài không biết khi nào mới kết thúc.

Hungary, 22/5/2018.

Một ngày thật sự nhớ nhà