1. Đừng chấp nhận, hãy trân quý đứa trẻ ấy. Chỉ cần ở trong môi trường phù hợp, đứa trẻ hướng nội là đứa trẻ tử tế, biết suy nghĩ, tập trung và rất thú vị.

2. Nếu đứa trẻ không sẵn sàng với việc thử những thứ mới hoặc gặp người mới, hãy từ từ giúp con khám phá những trải nghiệm mới. Đừng để con bạn từ chối, nhưng hãy tôn trọng giới hạn của trẻ, kể cả khi nó có vẻ thái quá. Sẵn sàng bên khi trẻ cảnh giác. Khi con chấp nhận thử sức, hãy nói với con rằng bạn tự hào vì sự cố gắng của con: “Mẹ thấy con đi cùng những bạn mới hôm qua. Mẹ biết nó khó khăn lắm, nhưng mẹ tự hào về con.” Khi con vui thú với những điều con từng nghĩ con không thích hoặc con ban đầu sợ hãi, hãy nói cho con biết điều đó. Dần dần, con sẽ học được cách tự điều khiển cảm giác cảnh giác

3. Nếu con bạn ngượng ngùng, đừng để con bạn nghe bạn nói con như thế. Con sẽ bắt đầu thể hiện nỗi lo lắng như tính cách thường trực chứ không nghĩ đó là cảm xúc con có thể học cách điều khiển. Con cũng tự biết rằng “ngượng ngùng” thường bị chỉ trích trong xã hội của chúng ta. Khi người ta nói con là đồ ngượng ngùng trước mặt con, hãy nhẹ nhàng sửa lại rằng: “Sophie chỉ là đang dần tìm hiểu về hoàn cảnh mới thôi mà”

4. Nếu bạn cũng là người hướng nội, đừng cố áp đặt quá khứ của mình lên con trẻ. Hướng nội có thể từng mang đến nỗi đau khi bạn còn trẻ. Đừng cho rằng con bạn cũng thế, hoặc con sẽ không thể xử lý được các vấn đề khó khăn. Con có thể xử lý và sống tốt. Điều tốt nhất bạn làm cho con là hãy để con tận hưởng giá trị tuyệt vời của con, tự tin với những giá trị sẽ mang con bay xa, và dạy con các kỹ năng cần thiết để xử lý những thử thách con có thể gặp phải vì tính cách của mình

5. Nếu đứa trẻ “rất nhạy cảm” – nghĩa là nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, trải nghiệm cảm xúc hoặc hoàn cảnh mới – đứa trẻ ấy có thể được gọi là “đứa trẻ phong lan” . Định nghĩa này có nguồn gốc từ học thuyết được nghiên cứu bởi các nhà tâm lý học. Có những đứa trẻ như những cây bồ công anh, có thể sống sót trong mọi hoàn cảnh nhưng có những đứa trẻ như hoa phong lan. Chúng có thể nhanh tàn úa, nhưng khi được nuôi dưỡng, chúng có thể làm tốt hơn cả những đứa trẻ bồ công anh. Chúng thường khoẻ mạnh hơn, điểm số tốt hơn và thường có những mối quan hệ sâu sắc hơn.

Một trong những nhà tiên phong về học thuyết hoa phong lan, Jay Belsky của Đại học London, giải thích rằng cha mẹ của những đứa trẻ hoa phong lan thật may mắn vì “thời gian và công sức họ đầu tư cho con thực sự mang lại khác biệt. Thay vì coi con như những đứa trẻ dễ bị tổn thương bởi nghịch cảnh, cha mẹ hãy coi con như những đứa trẻ dễ rèn – có thể tệ hơn, nhưng cũng có thể tốt hơn.”

6. Đứa trẻ hướng nội thường có năng lực phát triển đam mê khổng lồ. Hãy để ý tới những gì con bạn hứng thú và tu dưỡng nó. Kết nối sâu sắc là hoạt động đã được chứng minh mang đến hạnh phúc và phát triển tài năng toàn diện là khởi nguồn của sự tự tin. Những hoạt động truyền thống như chơi bóng đá hay đàn piano có thể phù hợp với một số đứa trẻ, nhưng đừng quên những hoạt động có vẻ như không phổ biến lắm. Ví dụ, Writopia Labs ở New York, chương trình phát triển kỹ năng viết sáng tạo đã xây dựng một cộng đồng tuyệt vời cho những đứa trẻ tư duy

Quiet – The Power of Introverts in a World That Can’t Stop Talking by Susan Cain, pp. 345-347