Bàn Môn Điếm – Điểm du lịch từng nguy hiểm nhất thế giới
Bàn Môn Điếm – Biên giới chia cắt Triều Tiên và Hàn Quốc ở Vĩ tuyến 38
Bàn Môn Điếm là tên khu phi quân sự trải dài 4km nằm ở vĩ tuyến 38, chia cắt bán đảo Triều Tiên, được lập nên bởi hiệp định ngừng bắn vào năm 1953. Được nhiều trang báo bình chọn là địa điểm du lịch nguy hiểm nhất thế giới, do có thể xảy ra xung đột bất cứ lúc nào, do Hiệp định được kí kết chỉ là hiệp định đình chiến, không phải hiệp định hòa bình nên trên lý thuyết, vẫn còn chiến tranh hiện hữu trên bán đảo Triều Tiên. Từ năm 1953, Ủy ban giám sát trung lập giám sát khu phi quân sự bao gồm Liên hợp quốc, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Tiệp Khắc (sau năm 1991 là Séc) và Ba Lan được thành lập để giám sát việc thực hiện đình chiến và các cuộc tập quân sự của hai miền ở khu vực phi quân sự
Người dân sống ở khoảnh đất này là những công dân tự do, ko thuộc Hàn cũng k thuộc Triều Tiên. Đa số họ là nông dân, nông sản họ sản xuất được liên quân Mỹ-Hàn thu mua, hàng ngày ra đồng đều có lính Hàn đi theo để bảo vệ, phòng trường hợp lính Triều Tiên tràn sang.
Nhân dịp Trăm – Ủn đang toạ đàm và hội nghỉ thượng đỉnh ở Hà Nội, một chuyện không tưởng trước đây, có lẽ, Bàn Môn Điếm sẽ sớm không còn là nơi nguy hiểm nhất thế giới nữa, không còn là nơi khó khăn để thăm quan, du khách cũng không còn phải ký cam kết nếu có bị bắn khi le te chạy qua biên giới thì Liên hợp quốc không chịu trách nhiệm nữa 😛
Hướng dẫn cách đi Bàn Môn Điếm
Để đến Bàn Môn Điếm, mình phải đặt trước 10 ngày với 1 công ty tour được cấp phép và được Liên Hợp Quốc bảo hộ. 1 tuần trước khi khởi hành tour bị báo cancel vì overbook (một ngày số lượng khách được đến Bàn Môn Điếm bị giới hạn trên dưới trăm người thôi) và mình sẽ được hoàn lại tiền. Nhưng may quá, khi sang họ email báo còn 3 chỗ trống, bạn muốn được thay thế ko. Do đến khu quân sự nên ko được mặc váy, quần ngắn, áo phông, áo ba lỗ, đi dép vv, mà mình tưởng tour bị cancel nên k mang quần dài, vậy là phải mặc quần đúng như 1 thím đi chợ trong cái đầu hồng baby pink thần kinh :))
Bàn Môn Điếm là địa điểm du lịch duy nhất trên thế giới yêu cầu du khách phải ký
một bản cam kết để tự chịu trách nhiệm đối với “sự an toàn và tính mạng của bản
thân” trong trường hợp bị tấn công.
Chuyến đi toàn khách Tây, tuyệt nhiên ko có bóng dáng châu Á ngoại trừ nhà mình, đến nơi thì mới thấy có một đoàn khách Nhật nữa. Khi đến nơi điểm quân sự, mọi hành khách phải xuống xe để đổi sang xe quân sự của quân đội Hàn, do lính Hàn lái, passport được check nghiêm ngặt. Mỗi hành khách cần kí declaration, về việc tự chịu trách nhiệm nếu có bất ổn hoặc nổ súng đột ngột xảy ra Có 1 anh lính Mỹ lên làm tourguide, giới thiệu các quy định, và nghiêm cấm mọi việc chụp ảnh khi k được phép.
Sau khi vào thăm ban chỉ huy và được nghe presentation trong phòng họp bới lính Mỹ, xe quân sự đưa đến khu sát nhất với Triều tiên, khi lính 2 miền đối mặt nhau. Đó là cụm nhà một tầng màu xanh mang tên Khu vực An ninh chung (JSA), được kiểm soát bởi cả binh sĩ Hàn Quốc và Triều Tiên kể từ sau khi chiến tranh liên Triều kết thúc năm 1953 đến nay Tại đây, binh lính canh gác của hai miền chỉ đứng cách nhau vài mét. Họ có thể đứng từ xa lặng lẽ quan sát nhau nhưng không bao giờ được phép vượt qua ranh giới kể từ sau vụ đụng độ năm 1976 khiến 2 binh sĩ Mỹ thiệt mạng. Đó là nơi những cuộc họp đàm phán giữa lãnh đạo 2 nước diễn ra. Sau lưng a lính Hàn là đất Triều Tiên, họ nghiêm cấm du khách đi qua sau lưng lính Hàn, vì lúc đó, họ k thể đảm bảo sự an toàn cho người đặt chân lên đất Triều Tiên, bị bắn ráng chịu nha.
Đến điểm này, họ cho phép chụp ảnh, nhưng chỉ được chụp ảnh hướng về đất Triều Tiên, k được chụp ảnh căn cứ quân sự của Hàn Quốc. Toà nhà màu xanh nãy mãi là 1 bí ẩn, cho đếm khi Trump và Kim Jong Un gặp nhau ở Singapore, rồi Un bước qua căn nhà xanh này tiến vào Hàn Quốc gặp gỡ, và giờ thì có thể có hiệp định hoà bình ở VN, toà nhà này mới được chiếu khắp nơi. Chứ những năm 2017 mình đi, đó là 1 ẩn số. Các anh lính Hàn thì 100% đẹp trai cao to 1m9 hơn cả Song Joong Ki, oa oa, được chụp ảnh nhưng chỉ trong vài giây thôi 🙁
Công viên Imjigak
Sau khi ra khỏi căn cứ quân sự, mình được ghé thăm công viên Imjigak, tỉnh Paju, ghé cây cầu đoàn tụ, nơi mỗi năm có cuộc đoàn tụ nhân đạo giữa 2 miền, người thân đứng 2 đầu cầu để sang gặp nhau. Mỗi dịp lễ tết, rất nhiều người dân Hàn đến cây cầu này, hướng mặt về đất Triêu tiên để khóc nhớ thương người thân đã thất lạc nhau 60 năm qua. Bao nhiêu tình yêu thương được gửi gắm ở bến ga tàu chia cắt đất nước, và nhiều người cả đời không có cơ hội gặp lại người thân
Ở phía trên có Vọng Các Đài, nơi có rất nhiều ốm nhòm tấm xa để nhìn sang bên kia sông, vùng đất thuộc Triều Tiên. Ở đây cũng là nơi có cây cầu đoàn tụ, nơi người dân mỗi ngày lễ tết lại đến khóc thương, thắp hương, làm lễ… Vái vọng hướng về quê hương, hoặc để nhớ thương quê nhà, người thân ở bên kia sông
Ga xe lửa nối liền Nam Bắc đã ngừng hoạt động từ những năm 50, bên cạnh ga là những chiếc ruy băng, ghi những lời cầu nguyện của nhân dân khắp thế giới về mong ước tự do và hòa bình.
Postcard được để ngay cạnh thùng thư, để du khách lấy miễn phí, viết và gửi về nhà làm kỉ niệm…
Chuyến đi còn rất ý nghĩa khi có thể gặp những cô gái Triều tiên bị lừa bán sang Trung quốc, rồi từ đây họ trốn được bằng đường bộ đi Lào, rồi xin tị nạn tại Thái Lan, và rồi được sang Hàn quốc. Có cô có chồng con ở quê hương, và cô nói người nhà cô giờ chắc k biết cô ở đâu, và cô có lẽ ko bao giờ được gặp lại họ nữa. Giờ các cô hoạt động trong đội tuyên truyền về những vi phạm nhân quyền tại Triêu Tiên. Ảnh những cô này mình k được chụp. Mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với các cô 🙂
Kết bài là hình ảnh về sự chia cắt và chiến tranh ở khu cầu đoàn tụ:) hi vọng người dân Hàn Triều sớm đoàn tụ thực sự:)
Quynh In South Korea – August, 2017
Mã giảm 10% khi đặt phòng trên booking, thích hợp nếu thuê với số tiền lớn hơn 150 USD cho một lần đặt: https://www.booking.com/s/34_6/X98Z6BC75C